Để tìm hiểu sự việc, ngày 1-1, P.V Báo Công an TP Đà Nẵng đã về thôn Thượng Phước (xã Đại Hòa) gặp bà Sáu và được biết: Bà quê gốc xã Đại Hòa, năm 1958, bà kết hôn với ông Đỗ Văn Lỳ và chuyển về quê chồng sinh sống (xã Điện Hồng, H. Điện Bàn, Quảng Nam). Hai vợ chồng bà có chung 3 người con. Trong thời gian sống tại Điện Hồng, chồng bà tham gia du kích tại địa phương và đến đầu năm 1969, ông Lỳ hy sinh trong một trận chống càn. Sau đó, bà Sáu cũng tham gia cách mạng được một thời gian thì bị địch phát hiện, năm 1971, bà bị địch bắt, giam 2 năm 6 tháng tại nhà lao Ái Nghĩa và Hội An (Quảng Nam). Do không khai thác được gì, không có chứng cứ buộc tội nên cuối năm 1973 địch phải thả bà về. Trao đổi cùng chúng tôi về trường hợp bà Nguyễn Thị Sáu, ông Trương Văn Niên, Trưởng phòng LĐ-TB&XH H. Đại Lộc cho biết: Do không trực tiếp chi trả chế độ nên các cơ quan chức năng tại H. Đại Lộc không có thẩm quyền giải quyết bất cứ chế độ nào liên quan đến chế độ chính sách của bà Sáu. Còn Ban Lao động-Xã hội xã Điện Hồng thì cho rằng, hàng tháng UBND xã Điện Hồng vẫn chi trả đầy đủ các chế độ cho bà Sáu nhưng do đối tượng không cư trú tại địa phương nên không thể giải quyết chế độ trợ cấp xây dựng nhà ở.Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, do chồng đã hy sinh, đời sống kinh tế quá khó khăn, bà Sáu đưa hai con gái nhỏ về quê cũ làm ruộng nương, kiếm sống. Riêng người con trai lớn được gửi cho ông bà nội nuôi dưỡng tại xã Điện Hồng. Mặc dù về sống tại xã Đại Hòa từ năm 1975 đến nay nhưng mọi chế độ, như: tuất cho thân nhân Liệt sĩ, chính sách bị địch bắt, tù đày đều kê khai và do Ban Thương binh-Xã hội xã Điện Hồng chi trả. Mặc dù, các con đã lập gia đình, ở riêng song cuộc sống quá khó khăn nên không thể giúp cho mẹ. Vì thế, đã 38 năm trôi qua, căn nhà tôn, sườn tre, phên tre rộng chưa đầy 30m2 vẫn tuềnh toàng, ngày càng xuống cấp. Trong cơn bão số 11 (năm 2013), toàn bộ mái tôn bị tốc hết, được chính quyền địa phương hỗ trợ 1 triệu đồng sửa chữa. Cũng theo bà Sáu: Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng mỗi tháng bà phải trích 800.000 đồng từ tiền tuất Liệt sĩ và chính sách người bị địch bắt, tù đày hỗ trợ cháu nội ăn học. Với những gì tìm hiểu được, chúng tôi nhận thấy việc đối tượng chính sách nhưng chưa được Nhà nước giải quyết các chế độ hỗ trợ về nhà ở tại xã Đại Hòa là có thật. Tuy nhiên, việc chậm trễ trên hoàn toàn không có lỗi của các cơ quan chức năng. Song theo chúng tôi để giúp bà Nguyễn Thị Sáu vơi đi những khó khăn trong cuộc sống, các cơ quan chức năng tại hai huyện Đại Lộc và Điện Bàn cần phối hợp, giải quyết các chế độ cho đối tượng theo quy định hiện hành. |
0 nhận xét